Lý do nhiều đại học top đầu Australia xét thẳng học sinh Việt Nam

24 tháng 12, 2022

Nhiều đại học hàng đầu Australia cởi mở hơn khi tuyển học sinh Việt Nam, được cho là do áp lực cạnh tranh thu hút sinh viên quốc tế.

Đại học Queensland (UQ) - một trong 8 đại học danh tiếng Australia (G8 - Group of Eight), hôm 21/12 gửi thông báo đến đối tác về việc bắt đầu tuyển thẳng học sinh của tất cả trường THPT ở Việt Nam. Chính sách này được áp dụng thí điểm ba năm, từ 2023 đến 2026.

"Trước đây UQ chỉ tuyển thẳng học sinh trường chuyên, trường năng khiếu và một số trường điểm ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên UQ mở rộng với học sinh tất cả trường THPT", đại diện tuyển sinh của UQ tại Việt Nam nói. Theo đó, học sinh hoàn tất chương trình THPT và có điểm đầu vào theo quy định của trường được xét tuyển thẳng vào các chương trình cử nhân (trừ chương trình về Nha khoa và Tài chính, Kinh tế).

Trước đó vài ngày, Đại học Quốc gia Australia (ANU) thông báo xét tuyển thẳng học sinh của 92 trường THPT của Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên ANU có chính sách này. Những năm trước, trường chỉ nhận học sinh học chương trình phổ thông quốc tế.

Trường xét tuyển bằng cách quy đổi điểm xét tốt nghiệp THPT ở Việt Nam sang điểm ATAR (Australian Tertiary Admission Ranking - thứ hạng giữa các học sinh cùng thi một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Australia). Học sinh cần có IELTS 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0) cho các khóa học cử nhân. Tùy theo điểm quy đổi, các em được đăng ký ngành học theo quy định của trường.

Khuôn viên Đại học Quốc gia Australia. Ảnh: ANU

Việt Nam hiện xếp thứ tư về số sinh viên quốc tế tại Australia, với khoảng 20.000 người, theo Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ nước này. Trước đó, hai trường khác thuộc G8 là Đại học Sydney, Đại học Melbourne cũng xét tuyển thẳng học sinh từ trường THPT chuyên và một số trường không chuyên của Việt Nam.


Theo bảng xếp hạng đại học QS Rankings, bốn trường nói trên đều trong top 50 thế giới, trong đó ANU xếp hạng 30, cao nhất trong các đại học Australia. Về học phí, các trường này không có nhiều chênh lệch so với các đại học Mỹ, dao động 30.000-50.000 USD (700 triệu-1,1 tỷ đồng) một năm.


Chuyên gia tư vấn của một công ty du học tại Hà Nội cho hay, Australia và một số nước không có kỳ thi đại học nên toàn bộ học sinh đều được "tuyển thẳng", dựa trên điểm thi tốt nghiệp cấp 3. Các trường G8 luôn có đầu vào khắt khe, học sinh cần có học lực xuất sắc và điều kiện kinh tế vì học phí cao, hiếm học bổng. Trước kia, học sinh phổ thông ở Việt Nam thường phải trải qua một số kỳ thi chuẩn hóa hoặc học dự bị đại học mới được chấp nhận vào học. Còn hiện tại, các em được xét dựa trên điểm trung bình học tập (GPA) hoặc điểm thi tốt nghiệp.


"Với chính sách tuyển sinh cởi mở như hiện nay, học sinh hưởng lợi nhiều hơn khi tiết kiệm được thời gian học dự bị cùng tiền bạc trong một năm", chuyên gia này nói.


Ông Hà Ngọc Anh, giám đốc Công ty Tư vấn Du học Student Life Care, đánh giá việc ngày càng có nhiều trường của Australia có chính sách xét tuyển thẳng chứng tỏ họ đã tin tưởng kết quả thi cử ở Việt Nam.


Theo ông Alex Vũ, Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác quốc tế của Đại học Sydney, các trường đã quan sát học sinh trường chuyên ở Việt Nam một thời gian mới đi đến công nhận chất lượng. Từ năm 2020, Đại học Sydney đồng ý cho học sinh các trường trong danh sách dùng điểm trung bình (GPA) lớp 12 để nộp đơn mà không cần học thêm chương trình dự bị. Học sinh cần có GPA 8.0 - 9.3 tùy ngành và IELTS tối thiểu 6.5.


Ông Phạm Nguyễn Hồng Ân (Andy Phạm) - Quản lý cấp cao khu vực Mekong của ANU, nói trước khi chấp nhận học sinh của 92 trường phổ thông ở Việt Nam, ANU từng khảo sát kết quả học tập, sự thể hiện ở trường trong thời gian học và tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp của các sinh viên người Việt tại trường. Danh sách qua hai hội đồng (hội đồng nhà trường và hội đồng học thuật) kiểm duyệt và thẩm định trong 9 tháng trước khi đưa ra quyết định.



Đại học Sydney nằm trong nhóm 8 trường (G8) danh tiếng của Australia. Ảnh: Fanpage The University of Sydney

PGS Nghiêm Hồng Sơn, giảng viên của ANU, không ngạc nhiên khi các trường tuyển thẳng học sinh Việt Nam. Theo ông, mục đích của các trường là chọn lựa nhân tài. "Nhà trường được lợi khi xét tuyển thẳng vì các em này có xác xuất tiếp tục thành công với điểm cao, đạt các giải thưởng khoa học và mang thêm danh tiếng cho nhà trường", ông Sơn nói.


Ông cho hay học sinh được xét tuyển thẳng mới đủ điều kiện để nộp vào trường. Muốn theo học tại ngành đã đăng ký, các em vẫn phải nộp tiền học phí. Chỉ các em có hồ sơ học tập tốt mới được nhận học và chỉ số ít người xuất sắc mới được cấp học bổng 25-50%.


Ngoài những lý do trên, ông Phạm Quang Tuấn, nguyên giáo sư tại khoa Công nghiệp Hóa học, Đại học New South Wales, nhận định Trung Quốc vốn là thị trường tuyển sinh chính của các đại học Australia nhưng giờ học sinh nước này có xu hướng ít đi du học hơn, nên họ phải tìm nguồn khác. Trong hai năm 2020 và 2021, số sinh viên Trung Quốc đến Australia giảm lần lượt 9,9% và 11,9%, theo Global Times.


Có nhiều năm nghiên cứu thị trường giáo dục Australia, giám đốc một công ty cung cấp các dịch vụ du học, nói dịch bệnh Covid-19 tác động lớn tới thị trường giáo dục. Ông nhận định các trường ngoài top 30 thay đổi cách đào tạo, giảm chi phí, cởi mở về cơ chế và lôi kéo giảng viên giỏi để có người học. Việc này khiến trường top cảm giác bị "đe dọa" và buộc phải thay đổi chiến lược, thay vì ngồi đợi học sinh đến như trước. Nhìn chung, các trường top đầu hoặc trong nhóm 30-50 đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các đại học tư và đại học nửa công nửa tư đang nổi. Việc cởi mở hơn về chính sách tuyển sinh cũng là cách để tránh thất thoát học sinh giỏi về trường khác.


"Về bản chất, các trường cũng là một doanh nghiệp và học sinh là khách hàng. Việc các trường cạnh tranh với nhau là điều tích cực, giúp học sinh và phụ huynh hưởng lợi nhiều hơn", ông nói.


Nguồn: Báo Vnexpress

Bởi Huong Dang 14 tháng 2, 2025
Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế ưu đãi tín dụng cho nhóm người trẻ (từ 18-45 tuổi) lần đầu mua nhà thương mại giá rẻ. Mức lãi suất ưu đãi từ 6-7% một năm và được bảo đảm khoản vay bằng chính tài sản đã mua, thời hạn ưu đãi lãi suất từ 10-15 năm. Nhiều ý kiến cho rằng, để người dân có thể sở hữu được nhà, cần nhiều hơn nữa các chính sách đồng bộ trong đó là quản lý về giá và minh bạch thông tin, tránh trường hợp thổi giá, tạo nhu cầu ảo đẩy giá nhà tăng cao. Chuyên gia từ Rilands đã có chia sẻ trên chuyên trang CafeF về chủ đề: Ngoài lãi suất, nên đảm bảo quyền lợi người mua nhà qua quy trình Mua bất động sản là một quyết định quan trọng, đặc biệt khi đầu tư tại nước ngoài. Úc nổi tiếng với quy trình mua nhà minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi của người mua và nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sở hữu nhà tại Úc, hãy cùng tìm hiểu các bước quan trọng và những lợi ích mà hệ thống pháp lý nước này mang lại. 1. Quy Trình Mua Nhà Tại Úc – Rõ Ràng Và Công Bằng Bước 1: Xác Định Ngân Sách Và Điều Kiện Mua Nhà Trước khi bắt đầu tìm kiếm bất động sản, bạn cần xác định ngân sách và khả năng tài chính của mình. Nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài, bạn sẽ cần xin phê duyệt từ Ủy ban Kiểm soát Đầu tư Nước ngoài (FIRB). Bước 2: Tìm Kiếm Bất Động Sản Phù Hợp Bạn có thể tìm nhà qua các nền tảng như realestate.com.au hoặc domain.com.au, hoặc làm việc với các công ty tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ tìm kiếm bất động sản phù hợp với mục tiêu đầu tư hoặc định cư. Bước 3: Kiểm Tra Pháp Lý Và Định Giá Tài Sản Một trong những ưu điểm lớn khi mua nhà tại Úc là tất cả các giao dịch đều minh bạch, được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp. Trước khi quyết định mua, bạn có thể thuê một chuyên gia định giá để kiểm tra tính hợp lý của giá bán và tình trạng pháp lý của bất động sản. Bước 4: Ký Hợp Đồng Và Đặt Cọc Sau khi thương lượng thành công, bạn sẽ ký hợp đồng mua bán và đặt cọc (thường là 5-10% giá trị tài sản). Toàn bộ hợp đồng được lập theo khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt, giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Bước 5: Hoàn Thành Thủ Tục Và Thanh Toán Người mua sẽ có một khoảng thời gian cân nhắc (cooling-off period) trước khi hoàn tất giao dịch. Sau đó, luật sư sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển nhượng tài sản. Khi thanh toán xong, bạn chính thức trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản. 2. Quy Định Pháp Lý Bảo Vệ Quyền Lợi Người Mua ✔ Luật Đất Đai Và Sở Hữu Minh Bạch Úc áp dụng hệ thống quyền sở hữu bất động sản vĩnh viễn đối với công dân và thường trú nhân. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ cũng có các quy định rõ ràng để đảm bảo minh bạch và công bằng trong giao dịch. ✔ Quy Định Kiểm Soát Chặt Chẽ Để Tránh Gian Lận Tất cả giao dịch mua bán nhà ở Úc đều phải thông qua luật sư hoặc chuyên gia chuyển nhượng tài sản (conveyancer). Điều này giúp đảm bảo hợp đồng hợp pháp, tránh rủi ro pháp lý. ✔ Quyền Lợi Người Mua Được Bảo Vệ Khi Phát Sinh Tranh Chấp Trong trường hợp có tranh chấp, các cơ quan như Hội đồng Người tiêu dùng Úc (ACCC) hoặc các tòa án dân sự tại mỗi bang có thể can thiệp để đảm bảo công bằng cho người mua. 3. Vì Sao Nhà Đầu Tư Yên Tâm Khi Mua Nhà Ở Úc? Thị trường minh bạch: Giá cả và thông tin bất động sản được công khai, không có tình trạng "thổi giá" hay "làm giá". Luật pháp chặt chẽ: Hệ thống pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, tránh các rủi ro liên quan đến quyền sở hữu và hợp đồng. Quy trình đơn giản, rõ ràng: Mọi giao dịch đều có hướng dẫn và quy trình rõ ràng, giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện. Mua nhà tại Úc không chỉ mang lại cơ hội đầu tư bền vững mà còn đảm bảo quyền lợi tối đa cho người mua. Với quy trình minh bạch, hệ thống pháp lý chặt chẽ và sự bảo vệ từ các cơ quan chính phủ, Úc là một trong những thị trường bất động sản an toàn và đáng tin cậy nhất cho nhà đầu tư quốc tế. Bạn đang quan tâm đến việc mua nhà tại Úc? Hãy tìm hiểu kỹ và làm việc với các chuyên gia để đưa ra quyết định đúng đắn nhất!
24 tháng 12, 2024
Chương trình Skills in Demand của Úc đã được điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động trong các ngành nghề thiết yếu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ứng viên quốc tế. Những thay đổi này tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình, mở rộng cơ hội định cư, và tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Các điểm nổi bật: Phân loại lộ trình rõ ràng: Chương trình được chia thành các lộ trình phù hợp với từng nhóm ứng viên dựa trên mức thu nhập và ngành nghề. Yêu cầu kinh nghiệm giảm: Ứng viên chỉ cần tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động quốc tế. Thời gian xử lý nhanh: Cam kết xử lý hồ sơ trong thời gian ngắn, đặc biệt ưu tiên các ngành nghề cấp thiết. Cơ hội định cư mở rộng: Thời hạn visa kéo dài và cơ hội chuyển đổi sang thường trú nhân dễ dàng hơn sau khi làm việc tại Úc. Hỗ trợ ứng viên linh hoạt: Thời gian tìm kiếm nhà tuyển dụng mới được kéo dài, mang lại sự an tâm cho người lao động. Những thay đổi chính trong chương trình SID bao gồm: Phân loại theo lộ trình: Lộ trình Chuyên gia (Specialist Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập từ 135.000 AUD/năm trở lên, không áp dụng danh sách nghề nghiệp cụ thể, ngoại trừ các công việc như công nhân thủ công, người vận hành máy móc và lái xe. Lộ trình Kỹ năng Cốt lõi (Core Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập từ 73.150 AUD đến dưới 135.000 AUD/năm, với nghề nghiệp nằm trong Danh sách Nghề nghiệp Kỹ năng Cốt lõi (CSOL) do Cơ quan Việc làm và Kỹ năng Úc (Jobs and Skills Australia) xác định. Lộ trình Kỹ năng Thiết yếu (Essential Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập dưới 73.150 AUD/năm, làm việc trong các ngành nghề thiết yếu như chăm sóc người già và người khuyết tật. Đơn giản hóa quy trình kiểm tra thị trường lao động: Yêu cầu kiểm tra thị trường lao động (Labour Market Testing) được đơn giản hóa, bao gồm việc loại bỏ yêu cầu quảng cáo tuyển dụng trên Workforce Australia. Những thay đổi này không chỉ giúp Úc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động mà còn tạo thêm động lực để các cá nhân có tay nghề cao lựa chọn Úc làm điểm đến phát triển sự nghiệp và định cư lâu dài.
Bởi Huong Dang 14 tháng 11, 2024
Ngày 13/11/2024, tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, Rilands International đã trao tặng học bổng từ anh Huỳnh Thế Trung – Nhà sáng lập, Tổng giám đốc Rilands International cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường chuyên Lê Hồng Phong. Hai học sinh được nhận học bổng lần này có Vũ Thị Mai Trang, học sinh lớp 10 chuyên Địa, từng đạt giải Nhì Địa lý cấp tỉnh. Bố mất sớm, gia đình Mai Trang thuộc hộ cận nghèo tại địa phương. Trần Thị Minh Hằng – lớp 12 chuyên Lý cũng được nhận học bổng năm nay. Hằng hiện sống cùng mẹ, vốn có thu nhập bấp bênh, không đủ trang trải chi phí cho con đi học. Với mong muốn không để các em học sinh có năng lực, có đam mê phải dở dang ước mơ đi học, anh Huỳnh Thế Trung đã bảo trợ toàn bộ tiền học phí cho cả hai em trong suốt thời gian hoàn thành bậc Trung học tại trường Lê Hồng Phong, đồng thời trao tặng học bổng 2 triệu đồng cho Minh Hằng – để làm hành trang cho chặng nước rút thi vào Đại học năm tới. Toàn bộ tiền học phí được ủy thác cho Quỹ Hỗ trợ tài năng Lê Hồng Phong (Talent LHP) thực hiện đóng học phí theo từng giai đoạn cho các em.
Share by: