Du học sinh Việt gặp khó khi giá thuê nhà ở Australia tăng mạnh

8 tháng 2, 2023

Hoàng Thắng phải tính toán để không tiêu quá số tiền học bổng, khi giá thuê nhà ở Australia tăng cao nhất trong nhiều năm qua.

Hoàng Thắng, 28 tuổi, trúng học bổng chính phủ để theo học chương trình thạc sĩ tại Adelaide, Nam Australia, từ tháng 7/2022. Thời điểm đó, Thắng không đăng ký được chỗ ở trong ký túc xá nên phải thuê nhà cách trường khoảng 2,5 km. Căn phòng mà nam sinh thuê rộng chừng 14 m2, khép kín, với giá 265 AUD (4 triệu đồng) mỗi tuần, gồm cả điện, nước, dịch vụ.

Hết hợp đồng sau 6 tháng, Thắng đã đi tìm phòng gần một tháng nay. Hiện, một phòng tương tự có giá khoảng 280 AUD (4,6 triệu đồng) mỗi tuần nhưng nếu thuê, nam sinh phải dùng chung nhà vệ sinh và bếp ăn với 6 người khác. Thắng tạm ở nhờ một người bạn, dự tính tìm phòng ở khu vực xa hơn.

du-hoc-sinh-viet-gap-kho-khi-gia-thue-nha-o-australia-tang-manh
                 Một căn phòng có giá 280 AUD mỗi tuần tại Nam Australia, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phong, theo chương trình thạc sĩ ở Đại học Flinders, cho biết du học sinh thường thuê phòng đơn khoảng 12 - 15 m2 hoặc phòng đôi với diện tích 20 - 25 m2. Giá thuê trung bình cho hai loại phòng hiện khoảng 190 - 260 AUD (3,1 - 4,2 triệu đồng) và 300 - 350 AUD (4,9 - 5,7 triệu đồng) một tuần.

Phong thuê một căn studio cách trường 2 km với giá 280 AUD, gồm điện, nước, dịch vụ, an ninh. "Giá này đắt hơn 30% so với một năm trước", du học sinh 9x nói.

Ở gần trung tâm Sydney, anh Nguyễn Phúc Bình, thạc sĩ Đại học Macquarie, nguyên chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia, cũng cho biết vừa nhận được thông báo tăng gần 50% tiền thuê nhà.

"6 tháng trước, giá phòng thuê cho ba người là hơn 800 AUD mỗi tuần (gần 13 triệu đồng), nhưng hiện tại là 1.200 AUD (khoảng 20,1 triệu đồng), chưa bao gồm các phụ phí đi kèm", anh Bình nói, cho biết giá thuê phòng ở Sydney thường tăng đồng loạt và càng gần trung tâm thì càng đắt.

Đầu tháng 2, Duy Thịnh, 18 tuổi, sinh viên Đại học Melbourne, thuê được một phòng trọ cách trường 8 km với giá 250 AUD mỗi tuần, rẻ hơn khoảng 100 AUD (1,6 triệu đồng) so với căn phòng cũ ở gần trung tâm hơn. Thịnh nói may mắn vì được một người bạn giới thiệu. Nam sinh đang ở Việt Nam, cho biết đã tự tìm nhà trên mạng từ đầu tháng 1 nhưng không được.

"Các phòng cho thuê quanh trường gần như không còn, nếu có thì cũng không thuê nổi vì giá cao hơn", Thịnh kể.


du-hoc-sinh-viet-gap-kho-khi-gia-thue-nha-o-australia-tang-manh

Việt Nam có hơn 22.300 du học sinh tại Australia, đứng thứ tư về số sinh viên quốc tế, theo thống kê đến tháng 11/2022 của Bộ Giáo dục nước này.

Các du học sinh người Việt cho biết nguồn cung nhà thuê và giá thuê đang là vấn đề nóng bỏng với tất cả sinh viên quốc tế, và cả những sinh viên Australia không ở cùng gia đình.

Domain - một trang bất động sản ở Australia cho hay giá thuê phòng ở nhiều thành phố đã tăng "bất thường", đến 17,6% trong một năm. Đây là mức tăng cao nhất từng được ghi nhận tại Australia. Trong khi đó, dữ liệu từ CoreLogic được công bố tháng 12/2022 cho thấy chi phí thuê nhà trung bình ở Australia đã tăng 10,2% trong năm qua.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Dự trữ Australia, từ tháng 9/2020 đến nay, giá thuê nhà đã tăng 22,2%. Giá thuê trung bình theo tuần của một căn hộ tăng từ 430 AUD lên 519 AUD.

Trong khi đó, một báo cáo từ PropTrack - nền tảng định giá trực tuyến, cho biết nhu cầu thuê nhà đã tăng hơn 31% ở nhiều thành phố lớn, trong khi nguồn cung lại ở mức thấp. Cuối năm 2022, số phòng cho thuê giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ nhà trống cho thuê ở Melbourne là 1,1%, so với 3% vào tháng 12/2021.

Trang ABC News hôm 4/2 nói đang có một cuộc khủng hoảng về chỗ ở với sinh viên đại học. Nhiều trường đại học đã kín chỗ ký túc xá, trong khi sinh viên quốc tế ứng tuyển vào trường tăng.

Theo anh Bình, các bên cho thuê đổ lỗi do lãi suất tăng mạnh. Tháng 12 năm ngoái, Ngân hàng Dự trữ Australia đã tăng lãi suất thêm 0,25%, lên mức 3,1% - mức cao nhất trong một thập kỷ qua. Ngoài ra, Australia đã mở cửa để đón sinh viên trở lại học trực tiếp sau hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều người dự đoán giá thuê nhà có thể còn tăng nữa vì khoảng 40.000 sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ sắp đến nước này học tập.

Giá nhà tăng cao, khiến nhiều du học sinh phải chi tiêu căn cơ hơn trước, theo anh Bình. Anh ước tính, một sinh viên quốc tế ở Sydney tiêu khoảng 600 - 700 AUD (9,8 - 11,4 triệu đồng) mỗi tuần, nhưng hơn một nửa dành cho tiền thuê nhà. Những người thuê nhà xa sẽ gặp khó trong việc di chuyển và giao lưu, làm thêm.

Ở Adelaide, Hoàng Thắng nói tiền thuê nhà chiếm hơn 50% mức hỗ trợ của học bổng mà Thắng được nhận. Vì không đi làm thêm, Thắng phải tính toán, cố gắng chi tiêu trong khoảng 500 AUD (8 triệu đồng) cho ăn uống hàng tháng, còn lại dành cho các hoạt động khác và dự phòng. Duy Thịnh thì cho biết khi chuyển đến nơi mới, em phải đi tàu mất khoảng 30 phút đến trường, với giá vé 2,5 AUD (hơn 40.000 đồng) một lượt.

Theo ABC News, một số sinh viên đã bị lừa đảo khi thuê nhà. Prasidha Neupane, người Nepal, bay tới Perth vào tháng trước để lấy bằng thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường, nhưng chỗ ở mà anh đặt trước hóa ra không tồn tại.

Anh Phong lưu ý du học sinh nên tìm nhà trên các trang web uy tín tại Australia như Realestate, Gumtree, Flatmates hoặc các phòng cho thuê do trường giới thiệu và thông qua các hội nhóm sinh viên.

Còn anh Phúc Bình cho rằng nếu đã có visa, sinh viên có thể nhờ người quen tìm hiểu và thuê giúp sớm. Trong trường hợp về nghỉ, du học sinh nên cân nhắc việc trả nhà, vì có thể khi quay trở lại sẽ khó thuê hơn.

"Trước khi sang Australia, các bạn hãy đăng ký dịch vụ ký túc xá của trường hoặc các chỗ ở dịch vụ mà trường liên kết", anh Bình nói, cho biết với cách này, du học sinh có thể thuê được nhà dễ hơn.


Theo VNExpress

Bởi Huong Dang 14 tháng 2, 2025
Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế ưu đãi tín dụng cho nhóm người trẻ (từ 18-45 tuổi) lần đầu mua nhà thương mại giá rẻ. Mức lãi suất ưu đãi từ 6-7% một năm và được bảo đảm khoản vay bằng chính tài sản đã mua, thời hạn ưu đãi lãi suất từ 10-15 năm. Nhiều ý kiến cho rằng, để người dân có thể sở hữu được nhà, cần nhiều hơn nữa các chính sách đồng bộ trong đó là quản lý về giá và minh bạch thông tin, tránh trường hợp thổi giá, tạo nhu cầu ảo đẩy giá nhà tăng cao. Chuyên gia từ Rilands đã có chia sẻ trên chuyên trang CafeF về chủ đề: Ngoài lãi suất, nên đảm bảo quyền lợi người mua nhà qua quy trình Mua bất động sản là một quyết định quan trọng, đặc biệt khi đầu tư tại nước ngoài. Úc nổi tiếng với quy trình mua nhà minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi của người mua và nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sở hữu nhà tại Úc, hãy cùng tìm hiểu các bước quan trọng và những lợi ích mà hệ thống pháp lý nước này mang lại. 1. Quy Trình Mua Nhà Tại Úc – Rõ Ràng Và Công Bằng Bước 1: Xác Định Ngân Sách Và Điều Kiện Mua Nhà Trước khi bắt đầu tìm kiếm bất động sản, bạn cần xác định ngân sách và khả năng tài chính của mình. Nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài, bạn sẽ cần xin phê duyệt từ Ủy ban Kiểm soát Đầu tư Nước ngoài (FIRB). Bước 2: Tìm Kiếm Bất Động Sản Phù Hợp Bạn có thể tìm nhà qua các nền tảng như realestate.com.au hoặc domain.com.au, hoặc làm việc với các công ty tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ tìm kiếm bất động sản phù hợp với mục tiêu đầu tư hoặc định cư. Bước 3: Kiểm Tra Pháp Lý Và Định Giá Tài Sản Một trong những ưu điểm lớn khi mua nhà tại Úc là tất cả các giao dịch đều minh bạch, được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp. Trước khi quyết định mua, bạn có thể thuê một chuyên gia định giá để kiểm tra tính hợp lý của giá bán và tình trạng pháp lý của bất động sản. Bước 4: Ký Hợp Đồng Và Đặt Cọc Sau khi thương lượng thành công, bạn sẽ ký hợp đồng mua bán và đặt cọc (thường là 5-10% giá trị tài sản). Toàn bộ hợp đồng được lập theo khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt, giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Bước 5: Hoàn Thành Thủ Tục Và Thanh Toán Người mua sẽ có một khoảng thời gian cân nhắc (cooling-off period) trước khi hoàn tất giao dịch. Sau đó, luật sư sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển nhượng tài sản. Khi thanh toán xong, bạn chính thức trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản. 2. Quy Định Pháp Lý Bảo Vệ Quyền Lợi Người Mua ✔ Luật Đất Đai Và Sở Hữu Minh Bạch Úc áp dụng hệ thống quyền sở hữu bất động sản vĩnh viễn đối với công dân và thường trú nhân. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ cũng có các quy định rõ ràng để đảm bảo minh bạch và công bằng trong giao dịch. ✔ Quy Định Kiểm Soát Chặt Chẽ Để Tránh Gian Lận Tất cả giao dịch mua bán nhà ở Úc đều phải thông qua luật sư hoặc chuyên gia chuyển nhượng tài sản (conveyancer). Điều này giúp đảm bảo hợp đồng hợp pháp, tránh rủi ro pháp lý. ✔ Quyền Lợi Người Mua Được Bảo Vệ Khi Phát Sinh Tranh Chấp Trong trường hợp có tranh chấp, các cơ quan như Hội đồng Người tiêu dùng Úc (ACCC) hoặc các tòa án dân sự tại mỗi bang có thể can thiệp để đảm bảo công bằng cho người mua. 3. Vì Sao Nhà Đầu Tư Yên Tâm Khi Mua Nhà Ở Úc? Thị trường minh bạch: Giá cả và thông tin bất động sản được công khai, không có tình trạng "thổi giá" hay "làm giá". Luật pháp chặt chẽ: Hệ thống pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, tránh các rủi ro liên quan đến quyền sở hữu và hợp đồng. Quy trình đơn giản, rõ ràng: Mọi giao dịch đều có hướng dẫn và quy trình rõ ràng, giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện. Mua nhà tại Úc không chỉ mang lại cơ hội đầu tư bền vững mà còn đảm bảo quyền lợi tối đa cho người mua. Với quy trình minh bạch, hệ thống pháp lý chặt chẽ và sự bảo vệ từ các cơ quan chính phủ, Úc là một trong những thị trường bất động sản an toàn và đáng tin cậy nhất cho nhà đầu tư quốc tế. Bạn đang quan tâm đến việc mua nhà tại Úc? Hãy tìm hiểu kỹ và làm việc với các chuyên gia để đưa ra quyết định đúng đắn nhất!
24 tháng 12, 2024
Chương trình Skills in Demand của Úc đã được điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động trong các ngành nghề thiết yếu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ứng viên quốc tế. Những thay đổi này tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình, mở rộng cơ hội định cư, và tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Các điểm nổi bật: Phân loại lộ trình rõ ràng: Chương trình được chia thành các lộ trình phù hợp với từng nhóm ứng viên dựa trên mức thu nhập và ngành nghề. Yêu cầu kinh nghiệm giảm: Ứng viên chỉ cần tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động quốc tế. Thời gian xử lý nhanh: Cam kết xử lý hồ sơ trong thời gian ngắn, đặc biệt ưu tiên các ngành nghề cấp thiết. Cơ hội định cư mở rộng: Thời hạn visa kéo dài và cơ hội chuyển đổi sang thường trú nhân dễ dàng hơn sau khi làm việc tại Úc. Hỗ trợ ứng viên linh hoạt: Thời gian tìm kiếm nhà tuyển dụng mới được kéo dài, mang lại sự an tâm cho người lao động. Những thay đổi chính trong chương trình SID bao gồm: Phân loại theo lộ trình: Lộ trình Chuyên gia (Specialist Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập từ 135.000 AUD/năm trở lên, không áp dụng danh sách nghề nghiệp cụ thể, ngoại trừ các công việc như công nhân thủ công, người vận hành máy móc và lái xe. Lộ trình Kỹ năng Cốt lõi (Core Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập từ 73.150 AUD đến dưới 135.000 AUD/năm, với nghề nghiệp nằm trong Danh sách Nghề nghiệp Kỹ năng Cốt lõi (CSOL) do Cơ quan Việc làm và Kỹ năng Úc (Jobs and Skills Australia) xác định. Lộ trình Kỹ năng Thiết yếu (Essential Skills Pathway): Dành cho ứng viên có thu nhập dưới 73.150 AUD/năm, làm việc trong các ngành nghề thiết yếu như chăm sóc người già và người khuyết tật. Đơn giản hóa quy trình kiểm tra thị trường lao động: Yêu cầu kiểm tra thị trường lao động (Labour Market Testing) được đơn giản hóa, bao gồm việc loại bỏ yêu cầu quảng cáo tuyển dụng trên Workforce Australia. Những thay đổi này không chỉ giúp Úc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động mà còn tạo thêm động lực để các cá nhân có tay nghề cao lựa chọn Úc làm điểm đến phát triển sự nghiệp và định cư lâu dài.
Bởi Huong Dang 14 tháng 11, 2024
Ngày 13/11/2024, tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, Rilands International đã trao tặng học bổng từ anh Huỳnh Thế Trung – Nhà sáng lập, Tổng giám đốc Rilands International cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường chuyên Lê Hồng Phong. Hai học sinh được nhận học bổng lần này có Vũ Thị Mai Trang, học sinh lớp 10 chuyên Địa, từng đạt giải Nhì Địa lý cấp tỉnh. Bố mất sớm, gia đình Mai Trang thuộc hộ cận nghèo tại địa phương. Trần Thị Minh Hằng – lớp 12 chuyên Lý cũng được nhận học bổng năm nay. Hằng hiện sống cùng mẹ, vốn có thu nhập bấp bênh, không đủ trang trải chi phí cho con đi học. Với mong muốn không để các em học sinh có năng lực, có đam mê phải dở dang ước mơ đi học, anh Huỳnh Thế Trung đã bảo trợ toàn bộ tiền học phí cho cả hai em trong suốt thời gian hoàn thành bậc Trung học tại trường Lê Hồng Phong, đồng thời trao tặng học bổng 2 triệu đồng cho Minh Hằng – để làm hành trang cho chặng nước rút thi vào Đại học năm tới. Toàn bộ tiền học phí được ủy thác cho Quỹ Hỗ trợ tài năng Lê Hồng Phong (Talent LHP) thực hiện đóng học phí theo từng giai đoạn cho các em.
Share by: