Trước khi COVID bùng phát, có khoảng 580.000 sinh viên du học đến từ khắp mọi nơi trên thế giới đang sinh sống và học tập tại Úc. Khi Úc bắt đầu đóng cửa biên giới quốc tế để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch COVID vào tháng 1/2020, nhiều du học sinh đã ở quê nhà trong thời gian nghỉ học kỳ. Do đó, hàng ngàn sinh viên đã bị mắc kẹt ở nước nhà - bên ngoài nước Úc.
Bất chấp những nỗ lực nhiều lần của các trường đại học và chính phủ để đưa họ trở lại, phần lớn những sinh viên quốc tế hiện tại lẫn mới đều không thể nhập cảnh vào đất nước này. Tính đến thời điểm tháng 12/2021, số lượng sinh viên quốc tế tại Úc giảm hẳn phân nửa xuống còn 250.000 người.
May mắn thay, vào giữa tháng 12/2021, nhờ việc dỡ bỏ quy định hạn chế đi lại và các yêu cầu kiểm dịch tiêm chủng đầy đủ đối với người không phải là công dân Úc đã ngăn chặn được tình trạng đà suy giảm này.
Đến tháng 10/2022, số lượng du học sinh tại Úc đã tăng trở lại khoảng 370.000 người. Tuy nhiên, vẫn có hơn 72.000 sinh viên có visa du học sinh ở bên ngoài nước Úc. Trong đó có khoảng một nửa trong số này là du học sinh người Trung Quốc, là những sinh viên hiện vẫn đang bị hạn chế đi lại ở nước của họ.
Số lượng visa thị thực tăng là dấu hiệu tốt
Cho đến khi ổn định hoàn toàn, sẽ mất khá nhiều thời gian để lượng sinh viên quốc tế đăng ký quay trở lại như trước thời điểm dịch bắt đầu bùng phát. Quá trình học tập của một sinh viên thường diễn ra trong vòng 2-4 năm. Thế nhưng, do đại dịch COVID đã làm gián đoạn quá trình học của những du học sinh hiện tại. Đồng thời, lượng sinh viên quốc tế mới không có để có thể thay thế cho những sinh viên đã kết thúc nhiệm kỳ học nên số lượng du học sinh quốc tế giảm rõ rệt.
Điều này cũng có nghĩa rằng là những mất mát đã trải qua trong đại dịch sẽ được cảm nhận trong vài năm. Nhưng cũng có những dấu hiệu đáng khích lệ, đáng mừng.
Một cách đơn giản để có thể đo lường nhu cầu học tập của các du học sinh trong tương lai chính là thông qua số lượng visa du học được cấp. Visa du học là một chỉ số hàng đầu và quan trọng để sinh viên có thể nhập học tại đây.
Theo thống kê, visa thị thực sinh viên được cho tháng 7 và tháng 8/2022 được đánh giá ở mức cao nhất sao với những năm trước.
Visa dành cho sinh viên đến từ Trung Quốc và Ấn Độ (hai quốc gia có sinh viên đến Úc du học nhiều nhất) cũng đã gần như trở lại mức trước đây. Yêu cầu thị thực của các nước khác cũng đang tăng lên.
Điều này cũng khá dễ hiểu vì do các chính sách Úc đang dần trở thành một điểm đến du học lý tưởng hơn. Nước Úc, cũng như Vương quốc Anh, đã tăng cường khả năng tiếp cận với các quyền làm việc sau học tập. Điều này giúp giữ chân những sinh viên đã hoàn thành khóa học ở Úc lại lâu hơn. Đặc biệt hơn, chính phủ Úc đã tạm tời nới lỏng các hạn chế về chính sách việc làm và bỏ giới hạn số giờ sinh viên có thể làm thêm.
Có thể nói, sinh viên quốc tế là nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đại học của Úc. Không một trường đại học có thể hoạt động đến hiện tại nếu không cần có nguồn học phí quốc tế.
Vào năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra, doanh thu của sinh viên quốc tế là 10 tỷ đô la Úc trong toàn bộ khu vực đại học. Nhưng nguồn lực này tập trung ở một số cơ sở nhất định như các trường đại học lớn hơn và danh tiếng hơn,.. được hưởng lợi nhiều nhất.
Như trên biểu đồ, có thể thấy rõ ràng các trường đại học danh tiếng (được gọi là “Group of Eight”) chiếm hơn một nửa doanh thu mà các trường đại học nhận được từ sinh viên quốc tế.
Điều này là do các trường đại học này có thể thu phí cao hơn do uy tín, thứ hạng cao hơn, nguồn lực lớn hơn và vị trí thuận lợi. Cụ thể gồm các trường đại học Sydney, Melbourne và Queensland,...
Đối với lĩnh vực kinh doanh - Ngành học phổ biến nhất dành cho sinh viên quốc tế thuộc các trường đại học danh tiếng “Group of Eight” thu phí khoảng $50.000 hàng năm. Con số này cao hơn gấp đôi so với một số trường đại học khác tính phí cho cùng một khóa học. Cùng điều kiện học tương tự nhưng đối với một sinh viên địa phương, các trường đại học nhận được $ 15,600.
Như vậy, doanh thu mà du học sinh quốc tế mang lại là rất lớn. Ví dụ, trong ngân sách gần đây, chính phủ Albanese đã công bố 485 triệu đô la trong 4 năm cho 20.000 chỗ học thêm dành cho sinh viên địa phương. Trong 4 năm trước đại dịch , các trường đại học đã tăng học phí cho sinh viên quốc tế của họ thêm 4,6 tỷ đô la. Top 8 trường đại học danh tiếng chiếm một nửa mức tăng này.
Sự chênh lệch này có nguy cơ kích thích một hình thức mà các nhà nghiên cứu gọi là " dư thừa ". Điều này xảy ra khi sinh viên từ các nền kinh tế và giáo dục có điều kiện thuận lợi hơn có thể đăng ký vào các trường đại học danh tiếng hơn, có nguồn lực tốt hơn.
Học phí được trả cao từ sinh viên quốc tế được sử dụng để trợ cấp cho các hoạt động khác trong các trường đại học này, chẳng hạn như hoạt động nghiên cứu . Doanh thu tăng thêm cho phép đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, điều này cũng làm tăng sức hấp dẫn của trường đại học như một điểm đến học tập cho sinh viên bản địa và quốc tế.
Các trường đại học nhỏ hơn thường phục vụ cho các nhóm sinh viên khó khăn hơn , đã bỏ lỡ suất học ở các trường đại học danh tiếng. Số lượng tuyển sinh thấp hơn và ít nguồn lực hơn cũng có nghĩa là các trường đại học nhỏ này phải đối mặt với những thách thức bổ sung như số lượng môn học hạn chế và ít dịch vụ hỗ trợ sinh viên hơn.
Đây cũng là một vấn đề tương tự trong lĩnh vực dạy nghề, nơi chỉ có 5% sinh viên quốc tế theo học tại các trường cao đẳng TAFE. Điều này có nghĩa là chương trình học TAFE không nhận được nhiều doanh thu cần thiết.
Có thể thấy, những lý do trên khiến lợi ích giữa các trường đại học và sinh viên chênh lệch khá lớn và phức tạp. Bên cạnh đó, chính sách giáo dục quốc tế gắn liền với chính sách di cư đều rất quan trọng vì tất cả du học sinh đều là những người di cư tạm thời. Vì thế, khả năng tiếp cận thị trường lao động và tình trạng của các cơ sở giáo dục nhất định đều đóng vai trò cần thiết trong việc thúc đẩy sự lựa chọn của sinh viên quốc tế. Bởi giá trị của sinh viên quốc tế đối với ngành giáo dục và các nguồn lực đối với nước Úc mà họ mang lại vô cùng quan trọng. Do đó, tìm cách vẹn toàn để đảm bảo lợi ích được phân chia đồng đều sẽ là một chặng đường dài khiến cho lĩnh vực giáo dục đại học trở nên công bằng hơn.